Vào ngày 24 tháng 4 âm lịch hàng năm có tổ chức Hội Miếu Bà Chùa Xứ tại Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 24 tháng 4 Âm Lịch - Hội Miếu Bà Chùa Xứ

Các lễ hội ngày 24 tháng 4 Âm Lịch - Hội Miếu Bà Chùa Xứ

Hội Miếu Bà Chùa Xứ

Thời gian: tổ chức từ đêm ngày 23 tháng 4 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch.

Địa điểm: Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Đối tương suy tôn: nhằm suy tôn Bà Chúa Xứ

Nội dung: Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế.

Lễ tắm Bà. Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà:Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24.Các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối diện với miếu bà làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ thỉnh sắc kết thúc. Tục lệ thỉnh sắc Thoại Ngọc hầu đã có từ lâu để tỏ lòng biết ơn ông là người có công khai phá vùng đất hoang vu này.

Lễ Túc Yết: Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ, chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Ông chánh bái làm lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà, dâng tế, sau đó thì hóa một ít giấy vàng bạc.

Lễ xây chầu: Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu.Ông chánh bái sẽ bước tời bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái. Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to những lời cầu nguyện. Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ nổi chiêng trống rộ lên và chương trình hát bộ bắt đầu. Các tuồng hát bộ sau đây thường được diễn tại miếu bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương v.v...

Lễ Chánh tế: Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế (nghi thức giống như cúng "túc yết"). Chiều ngày 27 đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng.

Phần hội diễn ra rất sôi nổi  đan xen với phần lễ,các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn  như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút nhiều du khách.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là một lễ hội mang bản sắc dân tộc đậm nét, nhưng cũng chứa đựng nhiều màu sắc địa phương Nam Bộ. Lễ hội thực sự là một lễ hội văn hoá dân gian đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Miếu Bà Chùa Xứ Hội Miếu Bà Chùa Xứ An Giang Các lễ hội trong tháng 4 âm lịch


TẠMá Trung Châu Phái Thắc Tết Sao Tướng Quân bàn tay chữ nhất nói lên điều gì Lộ Bàng Thổ Sa trung thố ebook phong thủy cửa phòng ngủ bạch dương và hổ cáp tu vi tuoi thân nhìn mông xem tướng phụ nữ vận tình duyên phượng các Tả sương Sao Đào Hoa đầu bán đoản kiếm phá xem tử vi Top 5 con giáp sức khỏe dồi tử vi tướng số Sao thien khốc cách xem tướng chọn chồng cặp đôi sư tử cự giải Đặt tên theo ngủ hành Thắc mắc cuoi đọc Thần sát trong tứ trụ Phụ nữ vượng phu ích tử Sao Dưỡng ma Ngày Thất Tịch đạo hướng mộ mơ thấy cha mẹ điền trạch người có nhóm máu ab tính cách hội tri chỉ tiêu cực giờ thần nữ bính thìn Xem tướng mặt bảo bình lai người tuổi Hợi Cửa Hàng vượng khí lục hợp điềm lành tai nóng